Cửa cuốn là sản phẩm cửa ngày càng trở nên thông dụng hơn hiện nay. Bạn có thể dễ dàng thấy chúng tại các công trình kiến trúc xây dựng nhà ở, công ty hay các showroom, cửa hàng. Do đặc tính cần sử dụng thường xuyên, lâu dài, nếu không được bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên, cửa cuốn dễ bị giảm tuổi thọ hoạt động và tốn kém chi phí sửa chữa. Với sản phẩm cửa cuốn, bạn hoàn toàn có thể tự bảo dưỡng tại nhà theo quy trình nhà sản xuất đưa ra. Vậy mời bạn đọc cùng cập nhật thông tin để giám sát hoạt động bảo dưỡng cửa cuốn ngay sau đây!
Khi nào cần bảo dưỡng cửa cuốn
Bảo dưỡng cửa cuốn định kỳ là công việc quan trọng giúp gia chủ yên tâm hơn khi sử dụng. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp cửa cuốn vận hành ổn định hơn. Đặc biệt là giúp giảm thiểu tối đa chi phí sửa chữa không đáng có.
Một số lỗi cửa cuốn bạn cần chú ý bao gồm:
- Cửa cuốn gặp trục trặc khi hoạt động, vận hành chậm, tiếng ồn lớn.
- Cửa cuốn chỉ xuống được mà không lên được.
- Cửa khó điều khiển lên xuống.
- Cửa cuốn không có hoặc mất đi các tính năng an ninh, an toàn.
- Cửa chuyển động chậm, bị cọ xát nhiều vào ray cửa và phát ra tiếng kêu lạ.
Quy trình bảo dưỡng cửa cuốn
Theo chia sẻ từ nhà sản xuất cửa cuốn, quy trình tự bảo dưỡng cửa cuốn bao gồm 6 bước sau:
Bước 1: Tăng lò xo, tra dầu mỡ – Bảo dưỡng cửa cuốn
Bước đầu tiên bạn cần chú ý khi bảo dưỡng cửa cuốn là cần tăng lò xo giúp cân bằng trọng lượng cửa và lực lò xo. Nhờ đó, đảm bảo tính năng đóng mở nhẹ nhàng và đảo chiều ổn định.
Đồng thời, bạn cần tra dầu mỡ vào các bộ phận truyền động để giảm ma sát của cửa cuốn. Các bộ phận bao gồm: bộ tời (trong đó có mô tơ), trục cửa cuốn… Điều này sẽ giúp các bộ phận hoạt động trơn tru, giảm hỏng hóc.
Bước 2: Gia cố ray, bulong, căn chỉnh nan cửa
Trong quá trình sử dụng cửa cuốn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc nan cửa bị xô lệch, méo mó. Bạn sẽ cần kiểm tra và gia cố các ray giúp cửa cuốn chạy lên xuống mượt mà.
Bước 3: Bảo dưỡng các tính năng bảo vệ
Các tính năng bảo vệ cửa cuốn bao gồm: bộ đảo chiều, sensor bảo vệ, còi báo động, rơ le chống sổ lô cửa cuốn. Đây là bước bạn cần hết sức lưu ý trong quá trình bảo dưỡng cửa cuốn. Bởi những bộ phận này ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của người sử dụng cửa cuốn và an toàn của tài sản bên trong. Nếu không được kiểm tra kịp thời rất có thể sẽ gây các sự cố không mong muốn.
Bước 4: Bảo dưỡng các thiết bị điều khiển
Các thiết bị điều khiển của cửa cuốn bao gồm: Hộp điều khiển, giắc kết nối, tay điều khiển, nút âm tường… Bước kiểm tra nhằm đảm bảo rằng các thiết bị cửa cuốn vẫn hoạt động nhanh nhạy.
Bước 5: Xả nạp bộ lưu điện
Với nhiều công trình, nỗi lo về việc sử dụng cửa cuốn là cửa sẽ không hoạt động được nếu mất điện. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết được bằng việc tích trữ điện năng. Do đó, xả nạp bộ lưu điện sẽ giúp bộ phận này hoạt động bền bỉ hơn.
Bước 6: Tư vấn và hướng dẫn sử dụng các tính năng
Quý khách hàng có thể tự mình thực hiện việc bảo dưỡng theo các quy trình mà S68 đưa ra. Đồng thời nhận sự hỗ trợ hướng dẫn sử dụng các tính năng thông qua tổng đài DVKH 0961 488 884 của chúng tôi.
DTA DOOR luôn chú trọng Dịch vụ khách hàng, đảm bảo sự ưu tiên trong mọi khâu dịch vụ để làm hài lòng mọi khách hàng. Với sự Tận tình – Chuyên nghiệp – Chu đáo, DTA DOOR sẽ mang đến sự an tâm cho mọi gia đình Việt.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về quy trình bảo dưỡng cửa cuốn tại nhà. Hy vọng bạn đọc đã nắm vững thông tin và biết cách sử dụng cửa cuốn được bền lâu và an toàn nhất nhé! Ngoài ra, nếu cần đến sự giúp đỡ từ DTA DOOR xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua: 0961 488 884 hoặc Email: info@cuacuonnhanhdta.com – Kênh Youtube tham khảo: https://www.youtube.com/@dtadoor