Hiện nay Việt Nam có mức điện năng dành cho chiếu sáng chiếm khoảng 35% tổng lượng điện tiêu thụ hàng năm. So với thế giới, đây là một mức cao, bởi vì tỷ lệ này trên thế giới là khoảng 16-17%. Đặc biệt, hệ thống chiếu sáng công cộng ở nước ta, một phần do được lắp đặt trong thời gian dài nên bị xuống cấp, một phần do sử dụng công nghệ tiêu tốn năng lượng, việc lắp đặt chưa mang lại hiệu quả tối đa, nên việc sử dụng điện còn nhiều lãng phí.
CÁC VẤN ĐỀ CỦA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG Ở NƯỚC TA
Theo thông tin từ Trung tâm tiết kiệm năng lượng TPHCM (ECC HCMC), hiện nay tại các thành phố lớn ở Việt Nam vẫn đang sử dụng đèn thủy ngân cao áp hoặc sodium cao áp cho hệ thống chiếu sáng công cộng. Đặc biệt, tại Hà Nội 52%, Bắc Giang 65%, Tuyên Quang 100%, Hội An 60%, Bến Tre 83%, Rạch Giá 90% … Đây là loại đèn tiêu thụ nhiều điện năng và hiệu quả chiếu sáng thấp, tuổi thọ trung bình của đèn này không cao, chỉ từ 6000 đến 18000 giờ, chất lượng và năng suất thấp. Hệ thống các trạm điều khiển ánh sáng chỉ được quản lý và điều khiển thông qua các tủ cục bộ và hầu như không có thiết bị điều khiển ánh sáng cho hệ thống đèn này.
Do đó, để giảm chi phí sử dụng điện và xử lý tình trạng thiếu điện ở các thành phố lớn trong những năm gần đây, nhiều thành phố lớn ở nước ta đã phải có biện pháp tắt bớt các đèn công cộng vào giờ khuya, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông, các tệ nạn như trộm cắp, cướp giật cũng tăng lên do không đủ ánh sáng ở những nơi công cộng. Chưa kể, chính các hệ thống chiếu sáng công cộng này cũng đã góp phần làm đẹp hơn cho thành phố, đảm bảo an ninh và trật tự, thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ … Nếu cải thiện chất lượng của hệ thống chiếu sáng công cộng này, nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của đô thị một cách bền vững.
Yêu cầu hiện tại đối với các mạng chiếu sáng công cộng là tăng chất lượng chiếu sáng nhưng giảm mức tiêu thụ điện năng và cắt giảm ngân sách hoạt động hàng năm. Mọi người coi chiếu sáng công cộng là một dịch vụ công cộng quan trọng và đòi hỏi chất lượng phải được cải thiện.
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHIẾU SÁNG NGOÀI TRỜI
Thi công hệ thống chiếu sáng công cộng gồm nhiều công đoạn, thống kê vật liệu, đào hố móng, cáp ngầm, số cột đèn, thi công lắp dựng, thử sáng đèn đường, Công Ty Cơ Khí DTA xin giới thiệu biện pháp thi công chiếu sáng đô thị thông dụng thường được sử dụng tại Việt Nam.
Công tác đào hố móng chân trụ
Tùy thuộc vào chiều cao của nền móng chiếu sáng, người ta đào hố móng ở các độ sâu khác nhau, với các cột đèn chiếu sáng từ 6m đến 10m, khung móng được sử dụng phổ biết M20, M24 cao đô thộng dụng 0.5m đền 0.5mm.
Công đào rãnh cáp ngầm
Việc đào rãnh cáp có thể được sử dụng bằng máy móc hoặc thủ công, khi đào rãnh cáp cần tránh ảnh hưởng đến giao thông gây ra tình trạng mất an toàn, việc đào rãnh cáp liên quan đến các vấn đề sau:
+ Xác định vị trí kích rãnh cần đào
+ Xác định độ sâu của các công trình ngầm khác
+ Xác định tính chất của mặt đất nơi đào cáp.
Công tác rải cáp ngầm
Trước khi tiến hành rải cáp ngầm , chúng ta cần kiểm tra các thông số kỹ thuật và số lượng cũng như chất lượng của cáp theo thiết kế, tiến hành thi công vật liệu tại mỗi vị trí thi công chiếu sáng, vật tụ được chuẩn bị bao gồm ống hdpe, Cáp ngầm, băng báo cáp, bê tông.
Cáp ngầm được chèn vào các ống nhựa HDPE được đặt trong các rãnh cáp ngầm đang chờ sẵn, chúng ta tiến hành rải lớp cát lên trên các ống nhựa HDPE, sau đó đặt băng báo cấp ngầm và dải trên cùng một lớp đất hoặc bê tông tùy theo từng công trình.
Công tác đặt cọc tiếp địa và móng chiếu sáng
Trên hố móng đào, chúng ta sẽ định hình khung móng chiếu sáng với độ cao định trước, đổ bê tông để định hình khung móng, cọc tiếp đất được bố trí song song với khung móng.
Công tác lắp dựng trụ đèn chiếu sáng
Trụ đèn chiếu sáng được kiểm tra quy cách chất lượng và các thông số thiết kế theo hồ sơ, cột được đánh số và vận chuyển đến từng vị trí với khung móng chờ, chúng ta tiến hành lắp đặt trụ chiếu sáng.
Sử dụng cần cẩu chuyên dụng để lắp đặt cột đèn, cột trụ và móng được gia cố bằng bu lông M20, M24.
Công tác lắp đặt chóa đèn
Sau khi lắp đặt trụ, chúng ta phải lắp chóa đèn chiếu sáng, chóa đèn trước khi lắp đặt, chúng ta kiểm tra chất lượng đèn bao gồm: thông số kỹ thuật, nsx, kiểm tra ánh sáng.
Chóa đèn được gắn thông qua sử dụng cần cẩu tự hành.
Công tác đấu nối bảng điện của cột
Dây ánh sáng và nguồn điện được kết nối với nhau thông qua bảng điện của cột và atomat được bố trí trên bảng điện.
Đấu nối nguồi điện với tủ điện chiếu sáng
Bước này là bước cuối cùng để hoàn thiện quá trình thi công lắp đặt. Lắp đặt tủ điện chiếu sáng sau đó đối nối với nguồn điện để hoàn thành toàn bộ quá trình. Tủ điện chiếu sáng bạn có thể đặt ở chế độ tự động điều khiển hoặc điều khiển bằng tay tùy theo yêu cầu của đơn vị.
Khách Hàng muốn thi công và thiết kế hệ thống chiếu sáng công cộng có thể liên hệ với Cơ Khí DTA. Chúng tôi là nhà thầu uy tín nhất hiện nay. Chúng tôi có một đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp sẵn sàng phục vụ bất kỳ dự án lớn và nhỏ nào.