Cửa cuốn điện là sản phẩm có tính linh hoạt cao, mang lại sự tiện nghi cho người sử dụng. Bằng việc sử dụng mô tơ điện làm lực kéo để chuyển động lên xuống. Cửa cuốn điện giúp tiết kiệm thời gian, công sức và rất an toàn trong quá trình sử dụng.
Chúng ta dễ dàng nhìn thấy cửa cuốn ở bất kỳ đâu: cửa hàng, nhà riêng, kiot, gian hàng tại chợ… Nhưng chắc ít ai biết chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sản phẩm này. Hãy cùng Bách Việt tìm hiểu về cửa cuốn tự động trong bài viết này ngay nhé.
Khái niệm cửa cuốn điện là gì?
Cửa cuốn điện hay còn được gọi là cửa cuốn tự động; nó có khả năng tự động đóng mở chỉ bằng một bấm. Thông qua nút bấm lắp đặt gần cửa hoặc trên thiết bị remote điều khiển từ xa. Giúp chúng ta dễ dàng điều khiển hoạt động của cửa theo ý muốn một cách dễ dàng và đơn giản.
So với sản phẩm cửa cuốn thông thường sử dụng lực kéo đẩy bằng tay. Thì việc biến chuyển động tròn của mô tơ thành chuyển động thẳng đứng của cánh cửa. Là một phát minh đầy sáng tạo và mang tính đột phá trong ngành cửa cuốn. Giúp cuộc sống ngày càng trở nên tiện nghi, hiện đại và sang trọng.
Cấu tạo chi tiết cửa cuốn điện
Một bộ cửa cuốn sử dụng motor phải có đầy đủ các chi tiết sau:
Thân cửa: Được làm từ các tấm thép dập sóng bản rộng 450mm – 750mm. Chúng được ghép lại với nhau bằng máy ép lăn áp lực. Giúp cửa có tính thẩm mỹ cao đồng thời dập sóng giúp cửa có khả năng chịu lực tốt hơn.
Lô cuốn: Có dạng hình trụ tròn lô cuốn có nhiệm vụ cuộn tròn các nan và mặt bích khi mở cửa. Và được lắp đặt ở trên cao với kích thước phụ thuộc vào kích thước cửa cuốn.
Ray cửa: Được làm từ nhôm định hình có tác dụng chống ăn mòn và oxi hoá cao. Tạo sự chắc chắn trong quá trình di chuyển lên xuống của cửa.
Hệ thống lò xo trợ lực: Được lắp bên trong lô cuốn và làm từ chất liệu thép có độ đàn hồi cao. Giúp cửa hoạt động nhẹ nhàng khi lên xuống, tăng độ bền cho sản phẩm.
Động cơ điện: Là bộ phận quan trọng giúp cửa cuốn điện hoạt động dễ dàng và vận hành êm ái.
Động cơ gồm có: Thân motor + Hộp nhận tín hiệu + Điều khiển từ xa + Điều khiển âm tường
+ Hộp lưu điện: Nguồn điện được tích trữ ở đây phòng trường hợp mất điện đột ngột.
+ Chốt ly hợp: Giúp chuyển đổi cơ chế hoạt động của cửa từ điều khiển sang cơ khi mất điện.
+ Khoá ngang: Sử dụng khóa cửa trong trường hợp bị mất điện
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của cửa cuốn điện
Như đã nói cửa cuốn tự động biến chuyển động tròn của mô tơ thành chuyển động thẳng đứng của cánh cửa. Bởi vậy khi mô tơ hoạt động đồng nghĩa với việc cửa cuốn hoạt động.
Để hoạt động an toàn và hiệu quả motor cửa cuốn có cấu tạo gồm:
- Phần động cơ
- Bộ phận phanh
- Bộ phận điều khiển
- Bộ phận truyền động
– Động cơ của mô tơ gồm stator và rotor. Stator gồm các cuộn dây quấn trên các lõi sắt. Được bố trí trên một vành tròn nhằm tạo ra từ trường quay. Rotor là bộ phận có hình trụ tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép.
– Bộ phận phanh là bộ phận quan trọng nhất gồm có 2 rơ-le đóng mở. Chúng có nhiệm vụ thực hiện lệnh nhận từ bộ điều khiển. 1 Rơ-le dành cho chiều xuống và 1 rơ-le dành cho chiều lên.
Nguyên lý hoạt động được mô phỏng như sau:
Khi nhận được tín hiệu từ thiết bị điều khiển hộp nhận tín hiệu sẽ truyền thông tin đến bộ phận điều khiển trên motor. Tuỳ vào lệnh phát ra mà rơ-le hoạt động đóng hoặc mở.
Khi Motor hoạt động sẽ truyền động lên lô cuốn vị trí có vai trò đóng mở cửa. Tại đây bộ phận này truyền động lực đến mặt bích và từ đó quay xích kéo giúp lô cuốn hoạt động.
Khi cửa di chuyển đến vị trí được chỉ định rơ-le sẽ ngắt không để motor chạy quá. Để đảm bảo an toàn không gây ra tình trạng cháy motor.
Trên đây là tất cả các thông tin mà bạn cần biết về cửa cuốn điện. Những kiến thức này sẽ giúp bạn nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt. Chúng sẽ rất hữu ích trong quá trình lựa chọn và sử dụng cửa cuốn của bạn.